Bệnh vẩy nến - Phương pháp điều trị bằng Tế bào gốc

Vảy nến là một bệnh của hệ miễn dịch. Bệnh có những mảng da mẩn đỏ dày sừng, ngứa thường mọc ở ngoài khuỷu tay, đầu gối, thân, và trên đầu.

Các phương pháp điều trị vảy nến trước đây và hiện nay không điều trị căn nguyên bệnh mà chỉ giúp hạn chế tổn thương, kéo dài thời gian ổn định.

Đột phá mới trong điều trị – Phương pháp điều trị nhắm vào tế bào miễn dịch bi tổn thương.Tế bào miễn dịch và cơ chế gây bệnh Vẩy nến.

Bệnh vẩy nến

Bệnh vẩy nến

1.Tổng quan về bệnh Vẩy nến

Bệnh vảy nến là một bệnh viêm da cấp hoặc mạn có tên khoa học Psoriasis, hay gặp, lành tính, có tính chất di truyền khi được kích hoạt sẽ làm cho hệ thống miễn dịch sản xuất một số lượng quá nhiều tế bào da. Như vậy hiện tượng này được gọi là một rối loạn da tự miễn dịch. Nó là một bệnh tự miễn có hệ thống liên quan đến nhiều bệnh lý chuyển hóa, tim mạch và xương khớp. Bệnh này đôi khi bị nhầm lẫn vối với da cơ địa do có nhiều triệu chứng giống nhau và cả hai đều có liên quan đến hệ miễn dịch. 

Cơ chế sinh bệnh vẩy nến liên quan đến tế bào miễn dịch  lympho T (T lymphocytes), các tế bào miễn dịch này tác động đến các tế bào sừng ở lớp thượng bì của da khiến các tế bào này phát triển nhanh gấp 8 lần bình thường và gây nên những tổn thương trên bề mặt da. Bệnh vẩy nến không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được điều trị bệnh có thể gây nên các hội chứng chuyển hóa và bệnh lý nghiêm trọng khác.

 Những yếu tố về môi trường cũng được coi là những nguyên nhân khởi phát, thúc đẩy cũng như làm nặng thêm bệnh vảy nến.

  • Chấn thương: vảy nến có thể xuất hiện ở những da bị chấn thương thậm chí cả những vết trầy xước nhẹ.
  • Nhiễm trùng: thường thấy ở nhiễm trùng đường hô hấp trên như viêm họng, viêm amidan. Điều này có thể là nguyên nhân gây bệnh cũng như làm bệnh nặng thêm.
  • Sử dụng một số thuốc về điều trị tăng huyết áp, sốt rét hay các loại thuốc chống viêm không steroid cũng có thể gây khởi phát hoặc làm nặng thêm bệnh vảy nến
  • Bệnh vảy nến có thể khởi phát sau những đợt căng thẳng thần kinh (stress) , luôn trong trạng thái buồn phiền, lo lắng, giận dữ
  • Yếu tố thời tiết cũng là yếu tố dễ gây bùng phát bệnh vảy nến đặc biệt là thời tiết lạnh và khô.
  • Rượu, thuốc lá …cũng có thể làm nặng thêm bệnh vảy nến.
  • Đặc biệt các bệnh nhân dùng thuốc có chứa corticoid, các đông, nam dược không rõ nguồn gốc, không rõ thành phần và chưa được đánh giá hiệu quả có thể gây biến chứng thành vảy nến thể mủ hoặc thể đỏ da toàn thân hết sức nặng nề.

Đây là bệnh lý được xem là “nỗi khốn khổ của con người” bởi bệnh khiến mọi người xấu hổ, mất tự tin, ngại tiếp xúc với mọi người. Khi mắc bệnh vảy nến, người bệnh sẽ phải đối diện với tình trạng từng mảng trắng trên da bắt đầu bong tróc, làn da ngứa ngáy, ửng đỏ,… Làn da trở nên xấu xí, sần sùi với những vảy nến rất lớn, đủ các kích thước khác nhau.

Theo thống kê, Việt Nam có số lượng bệnh nhân mắc bệnh vảy nến chiếm 5 – 7% trong số những người mắc bệnh da liễu. Tùy thuộc vào điều kiện sống và khu vực khác nhau, số người mắc bệnh sẽ có tỉ lệ khác nhau. Độ tuổi mắc bệnh khoảng từ 20 – 50 tuổi và trẻ nhỏ dưới 10 tuổi,  không phân biệt giới tính. Bên cạnh đó, căn bệnh này còn có thể gặp ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể nhưng phổ biến nhất là ở da đầu. Một số bệnh nhân mắc bệnh vảy nến toàn thân sẽ khó chữa trị bệnh hơn. Vảy nến là căn bệnh không lây, không gây nguy hiểm đến tính mạng con người nhưng lại rất dai dẳng, khó chữa trị dứt điểm.

2. Đặc điểm cơ bản để chẩn đoán

-Dát đỏ tươi, trên có vảy trắng dày, ranh giới rõ, thường ở đẩu gối, khủyu tay và da đầu.

-Thương tổn móng thường là rỗ móng, tách móng ra khỏi nền móng.

-Ngứa ít trừ trường hợp vảy nến thể đảo ngược.

-Có thể kèm theo đau khớp.

-Có hình ảnh giải phẫu bệnh đặc biệt, nhưng thiết nghĩ không cần phải làm sinh thiết.

Dấu hiệu tại chỗ:

–Ngứa da: Những bệnh nhân mắc bệnh vảy nến sẽ bị ngứa da dữ dội. Những cơn ngứa xuất hiện thường xuyên khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng đến tâm lý.

–Xuất hiện mảng trắng: Trên bề mặt da bị vảy nến có rất nhiều mảng trắng đục như những lớp vảy. Nếu bạn cạy lớp vảy này sẽ thấy những lớp sừng chồng chất lên nhau. Các lớp vảy này rất dễ bị bong tróc với phấn trắng rơi nhiều.

–Mẩn đỏ da: Đây là dấu hiệu vảy nến thường hay gặp nhất. Vùng da bị tổn thương, ửng đỏ. Tùy thuộc vào kích cỡ mà mảng đỏ nhiều hay ít. Lớp vảy trắng dường như bao phù toàn bộ làn da đỏ.

–Vị trí tổn thương: Người bệnh bị vảy nến có thể bị tổn thương toàn thân. Các triệu chứng bệnh sẽ bùng phát tạo nên những mảng da đỏ ở một số vị trí như mông, khuỷu tay, đầu gối, vùng da xương cùng, móng tay, móng chân,…  Mảng da bị tổn thương có kích thước từ vài milimet đến vài centimet.

–Tổn thương khớp: Bệnh nhân mắc bệnh vảy nến có thể bị viêm khớp. Bên cạnh đó, có gần 20% người bệnh bị cứng khớp, biến dạng khớp, gây khó khăn cho việc đi lại.

-Số lượng vảy nến: Không giới hạn, có thể ít hoặc nhiều. Đôi khi người bệnh bị tổn thương toàn thân. Các mảng tổn thương có giới hạn rõ ràng, hơi cộm cứng.

3. Phân loại bệnh vảy nến

Có thể phân loại bệnh vảy nến dựa vào dạng bệnh hoặc vị trí mắc bệnh trên cơ thể con người. Cụ thể:

3.1 Phân loại theo dạng bệnh

  • Vảy nến thể mảng bám: Với dạng này, làn da sẽ bị khô, ửng đỏ, dễ bong tróc vảy. Chúng thường xuất hiện ở các vị trí như da đầu, khuỷu tay, đầu gối,…
  • Vảy nến thể nghịch (vảy nến da tiết bã): Những nếp gấp trên da khiến cho người bệnh rất dễ bị vảy nến. Những vùng da này có xu hướng tiết các bã nhờn gây ẩm ướt. Khác với những vùng da khác, bệnh nhân mắc bệnh thể nghịch sẽ không có hiện tượng bong tróc da.
  • Vảy nến thể tròn: Đây là dạng vảy nến rất hiếm gặp. Làn da xuất hiện những hình tròn to nhỏ khác nhau. Mức độ tổn thương ít hay nhiều sẽ khiến da bị ửng đỏ và ngứa ngáy.
  • Vảy nến thể mủ: Những vùng da xuất hiện vảy nến thường có mủ. Nếu người bệnh không cần thận sẽ khiến mủ bị vỡ, gây viêm nhiễm da.
  • Vảy nến thể đốm: Căn bệnh này xuất hiện sau những đợt nhiễm khuẩn. Mức độ tổn thương da nhanh. Vảy nến có thể lan rộng ở khắp cơ

3.2 Phân loại vảy nến theo bộ phận trên cơ thể

  • Vảy nến bàn tay, bàn chân: Làn da bị bệnh ở vị trí này thường bị khô, dày, xuất hiện nhiều vảy bạc.
  • Vảy nến móng tay: Tại các móng sẽ xuất hiện những hư tổn nhất định. Móng tay có màu vàng trên nền móng trắng. Bên cạnh đó, lớp sừng có sự tách biệt, dễ bị gãy, giòn.
  • Vảy nến viêm khớp: Các khớp xương nhanh chóng bị cứng, sưng tấy, nhất là vào buổi sáng. Những bệnh nhân bị vảy nến thể mủ rất dễ mắc phải căn bệnh này.
  • Vẩy nến toàn thân: Toàn bộ cơ thể người bệnh thường xuyên bị ngứa ngáy, đau rát, khó chịu. Làn da nhanh chóng bị ửng đỏ, tổn thương bao trùm. Kèm theo đó, bệnh nhân có thể bị ớn lạnh, viêm phổi, mất nước, nhiễm trùng da,…
  • Vảy nến da đầu: Người bệnh thường xuyên bị ngứa ngáy ở da đầu, tóc bị rụng nhiều. Đây là vị trí có tỉ lệ bệnh nhân mắc phải nhiều nhất.

Vẩy nến toàn thân

Vẩy nến toàn thân

4. Điều trị

4.1 Phương pháp truyền thống

Các phương pháp điều trị vảy nến trước đây và hiện nay không điều trị căn nguyên bệnh mà chỉ giúp hạn chế tổn thương, kéo dài thời gian ổn định. Các phương pháp điều trị chủ yếu được chia thành 4 nhóm:

  • Thuốc bôi : Salicylic, thuốc khử oxy, corticoid dạng bôi….
  • Các thuốc dùng đường toàn thân: methotrexate MTX, cyclosporin…..
  • Điều trị bằng ánh sang: quang trị liệu UVB, quang hóa trị liệu PUVA.
  • Các thuốc chế phẩm sinh học: alefacef, efalizumab, infliximab..

4.2. Đột phá mới trong điều trị 

Phương pháp điều trị nhắm vào tế bào miễn dịch bi tổn thương.Tế bào miễn dịch và cơ chế gây bệnh Vẩy nến.

Tế bào gốc có chức năng cân bằng miễn dịch

Tế bào gốc có chức năng cân bằng miễn dịch

4.2.1 Tế bào miễn dịch và cơ chế gây bệnh Vẩy nến

Tế bào T là một phần của hệ thống miễn dịch của cơ thể giúp chống lại nhiễm trùng. Ở những bệnh nhân mắc bệnh vẩy nến, các tế bào T ở da đặc biệt là TH1 và TH17 xác định nhầm các tế bào da của chính bệnh nhân là vật thể lạ. Điều này khiến chúng tấn công các tế bào da bằng cách tiết ra các cytokine và chemokine tác động đến tế bào Langerhans ở thượng bì, dẫn đến hình thành các mảng vảy.

Khi các tế bào T tấn công da, các mạch máu trên da mở rộng và phản ứng miễn dịch dẫn đến tốc độ sản xuất tế bào mới trên mức trung bình. Điều này dẫn đến sản xuất quá mức các tế bào da và sản xuất quá mức các tế bào từ hệ thống miễn dịch. Phản ứng miễn dịch tiếp tục hình thành và tạo ra ngày càng nhiều tế bào da phát triển thành các mảng vảy đặc trưng.

Những tiến bộ gần đây trong hiểu biết của chúng ta về tế bào gốc đã dẫn đến khả năng xác định được nguyên nhân gây bệnh vẩy nến, cho phép các nhà nghiên cứu phát triển các phương pháp điều trị mới giải quyết trực tiếp nguyên nhân này.

Nghiên cứu từ bệnh viện Brigham and Women đã xác định sự thay đổi thành phần biểu sinh của DNA trong các tế bào gốc được tìm thấy trên da chỉ xuất hiện ở bệnh nhân vảy nến chứ không phải ở bệnh nhân mắc các loại bệnh da khác. Yếu tố biểu sinh kết hợp với các yếu tố di truyền để xác định cách các gen khác nhau trong cơ thể được biểu hiện. Trong khi DNA chứa các hướng dẫn để tạo ra nhiều loại protein khác nhau, biểu sinh học mô tả loại sửa đổi cấu trúc được thực hiện bên ngoài phân tử DNA để

xác định gen nào được xử lý và hướng dẫn nào trong số này được đọc. Các yếu tố biểu sinh này giải thích tại sao một số gen được biểu hiện trong một số tế bào để tạo ra các protein đặc trưng cho tế bào đó, chứ không phải các gen khác.

Các bất thường biểu sinh cũng đã được phát hiện trong các loại tế bào gốc khác được tìm thấy trên khắp cơ thể, bao gồm các tế bào gốc tạo máu biệt hóa thành các tế bào máu trong cơ thể. Nghiên cứu về cách những thay đổi này liên kết với nhau và những thay đổi nào là quan trọng nhất đang được tiến hành và hy vọng sẽ dẫn đến những cách điều trị mới cho bệnh vảy nến.

Do các tế bào gốc đóng một vai trò quan trọng trong sự tăng sinh của các tế bào có liên quan đến sự bùng phát của bệnh vảy nến, các nhà khoa học đã bắt đầu phát triển các phương pháp điều trị bệnh vảy nến bằng tế bào gốc. Bằng cách nhắm mục tiêu vào các tế bào gốc bị lỗi sản sinh ra các tế bào dẫn đến hình thành mảng bám, các nhà nghiên cứu hy vọng rằng các tế bào khỏe mạnh có thể được tạo ra ở những bệnh nhân bị bệnh vảy nến để các mảng này không hình thành, mang lại hiệu quả chữa bệnh.

Nghiên cứu sâu hơn về mối quan hệ giữa tế bào gốc và bệnh vảy nến đã xác định rằng các quần thể tế bào gốc ở nhiều vị trí khác nhau trên khắp cơ thể có các biến thể biểu sinh tương tự như các tế bào gốc được tìm thấy trong da. Do đó, nhà nghiên cứu cho rằng bệnh vảy nến là một tình trạng phức tạp hơn những gì tưởng tượng trước đây và ảnh hưởng đến nhiều bộ phận cơ thể hơn là chỉ ngoài da.

Phương pháp tế bào gốc điều trị bệnh vảy nến được biết đến là an toàn và tương đối không xâm lấn. Khi tế bào gốc được cấy vào một cá nhân, chúng tạo ra nhiều yếu tố tăng trưởng và các chất hóa học khác giúp thúc đẩy sự phát triển và sửa chữa các tế bào bị tổn thương, đồng thời ức chế phản ứng miễn dịch.

4.2.2 Bằng chứng về hiệu quả của điều trị

Một nghiên cứu được công bố vào đầu năm 2020 đã xem xét cách điều trị dựa trên cấy ghép tế bào gốc có thể giúp điều trị bệnh vảy nến ở một thanh niên 19 tuổi. Mặc dù nó không phải là một nghiên cứu lâm sàng đầy đủ, nhưng nó là một nghiên cứu điển hình cụ thể chứa thông tin có giá trị.

Trong trường hợp này, bệnh nhân được điều trị bằng tế bào gốc bằng cách lấy tế bào gốc từ mô nướu của một người khỏe mạnh, sau đó được tiêm vào máu của bệnh nhân. Việc tiêm được lặp lại hai lần mỗi tuần, sau 5 tuần sẽ tạm dừng, sau đó được tiêm thêm ba lần mỗi tuần.

Trong giai đoạn này, các mảng bám dần dần biến mất. Cho đến một tuần sau khi tiêm lần cuối cùng thì các mảng vảy nến sẽ biến mất hoàn toàn. Sau đó, bệnh nhân được theo dõi 3 năm sau lần điều trị đầu tiên và thấy rằng bệnh vảy nến không có dấu hiệu tái phát.

Đặc điểm của tế bào gốc trong điều trị vảy nến:

-Thành phần là tế bào gốc nuôi cấy từ mầm rang sữa, đặc biệt an toàn và hiệu quả.

-Nguồn từ tế bào gốc mầm rang sữa của trẻ em được chọn lọc, nuôi cấy tế bào, nhân lên được nhiều lần.

-Chứa hơn 200 loại yếu tố tăng tăng trưởng: khả năng tái tạo vô cùng lớn.

-Chứa gần 2000 loại sinh chất tái tạo: khả năng làm liền thương tổn lớn.

-Chứa collagen hòa tan: thẩm thấu được qua da.

-Sản xuất trong Labo nuôi cấy tế bào: an toàn khi đưa sâu vào trong da.

-Không chứa các hóa chất gây hại cho da.

Điều trị bệnh vẩy nến bằng Tế bào gốc

Điều trị bệnh vẩy nến bằng Tế bào gốc

------------------------------------------------------

Quý khách có nhu cầu tư vấn Khám chữa bệnh, Tầm soát ung thư, Trị liệu tế bào gốc, Liệu pháp miễn dịch, Điều trị Ung thư, Tim mạch hay Các bệnh khác tại Nhật Bản vui lòng liên hệ:

Conomity - Khám chữa bệnh Nhật Bản

Văn phòng Tokyo : 105-0004, Tokyo to, Minato  ku, Shimbashi 6-9-4, Shimbashi 6  chome, Biru  6F.

Văn phòng Osaka : 532-0003, Osaka shi, Yodogawa ku, Miyahara 3-3-34,  Shimosaka DOI, Biru 8F.

Văn phòng Vietnam : Tầng 22 Ngọc khánh Plaza, 1 Phạm Huy Thông, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

Hotline: 0785 222 000

Zalo: https://zalo.me/0785222000

Web:https://khamchuabenhnhatban.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/ConomityVN

Tags : vẩy nến


(*) Xem thêm

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng